Đại Lộc: biểu dương, khen thưởng đột xuất các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Sáng ngày 10/4, UBND huyện Đại Lộc khen thưởng đột xuất cho các tập thể có thành tích tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện.


Quang cảnh kỳ họp thứ 13

Bà Phạm Thị Kim Hoa, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện và ông Võ Đình Tài, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND huyện chủ trì kỳ họp.

Tham dự kỳ họp có các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy; lãnh đạo UBND, Thường trực UBMTTQVN huyện; các vị đại biểu HĐND huyện; đại biểu lãnh đạo các Phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể huyện; đại diện Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, bà Phạm Thị Kim Hoa, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện nêu rõ: Trong 6 tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với tinh thần chủ động, linh hoạt và quyết tâm cao, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đạt được những kết quả tích cực; các cấp, các ngành đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện đã đề ra trong năm 2020. Kinh tế phát triển tương đối ổn định, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được duy trì, ổn định. Công tác thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách và thu hút đầu tư có nhiều cố gắng. Các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm, kịp thời chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo. Đã kịp thời chỉ đạo ứng phó và triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng, chống dịch Covid-19. Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được thực hiện tốt; công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với công dân xử lý kịp thời, chặt chẽ, đúng pháp luật. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông đường bộ giảm trên cả 03 tiêu chí. Những kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm tiếp tục khẳng định hướng đi, giải pháp hiệu quả mà huyện đã lựa chọn và là tín hiệu tích cực cho thực hiện thắng lợi nhiệm vụ còn lại của 6 tháng cuối năm 2020.

Thay mặt Chủ tọa kỳ họp, bà Phạm Thị Kim Hoa, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện đề nghị các vị đại biểu HĐND huyện tập trung nghiên cứu, đánh giá những kết quả đã đạt được và thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Tập trung trên những nội dung ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ mà hiện nay chưa đạt tiến độ khả quan, đồng thời quan tâm thảo luận các nội dung trọng tâm liên quan đến thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT - XH của huyện trong 6 tháng đầu năm 2020.

Với tinh thần tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức kỳ họp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đặc biệt, kỳ họp này áp dụng “họp không giấy”, HĐND huyện đã thống nhất thời gian tổ chức kỳ họp thứ 13 diễn ra trong 2 ngày (ngày 07/7 và 08/7/2020); đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn, nhanh, gọn, rõ; nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề đang được nhiều cử tri, nhân dân quan tâm theo từng nhóm vấn đề, trọng tâm, tăng cường thảo luận về nội dung được đưa ra để làm rõ hạn chế; chỉ ra các giải pháp, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, trong giải quyết ý kiến nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân. 

Trên có sở đó, bà Phạm Thị Kim Hoa đề nghị các đại biểu HĐND huyện và các đại biểu tham dự kỳ họp đề cao trách nhiệm, trí tuệ, tập trung nghiên cứu tài liệu, dân chủ, bàn bạc và thống nhất phát biểu; nêu được các vấn đề thiết thực, cụ thể, quyết nghị các nghị quyết sát với thực tiễn. Qua đó, với mục tiêu nghị quyết HĐND sau khi được ban hành phải thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được những mong muốn, nguyện vọng của cử tri, nhân dân gửi đến HĐND huyện.

Ngay sau phát biểu khai mạc của bà Phạm Thị Kim Hoa, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện, HĐND huyện sẽ thảo luận, xem xét các báo cáo, tờ trình của đại diện UBND huyện trình bày tại kỳ họp: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 và tờ trình đề nghị phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2020; báo cáo công tác thanh tra kinh tế - xã hội, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2020.

Đồng thời, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện báo cáo về kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2020; đại diện Tòa án nhân dân huyện báo cáo về kết quả công tác giải quyết, xét xử các loại án và thi hành án hình sự trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2020.

Đồng thời, các Ban của HĐND huyện trình bày: Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Xã hội của HĐND huyện; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế của HĐND huyện. Thường trực HĐND huyện báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 12, HĐND huyện khóa XI. Ủy ban MTTQVN huyện thông báo về công tác tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm 2020. 

Buổi chiều 07/7, Hội đồng nhân dân huyện sẽ thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường và các nội dung quan trọng khác.

 Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Nguyễn Quang Dũng thông báo đến cử tri Đại Lộc về tình hình phát triển KT-XH của đất nướctrong 6 tháng đầu năm 2020 và kết quảkỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 10 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật khác; giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”; xem xét các báo cáo về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và nhiều báo cáo quan trọng khác.

     Nhiều ý kiến của cử tri bày tỏ phấn khởi trước kết quả quan trọng mà Việt Nam đạt được trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, qua đó đã củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, giám sát của Quốc Hội. Đồng thời, kiến nghị một sốvấn đề như:đườnggiao thông liên xã đang trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp; tiếp tục đầu tư để hoàn thiện các hạng mục khu vực Tượng đài Chiến thắng Thượng Đức(di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia); những tồn tại trong giải quyết chế độ chính sách người có công…

                                                                                               

Xuân TrinhTham dự kỳ họp có đồng chí Huỳnh Văn Hòa và đồng chí Nguyễn Thị Minh Nam, đại biểu HĐND huyện đến dự. Ở xã có các đại biểu HĐND xã, đại biểu các ngành, đoàn thể địa phương và đại diện cử tri trên địa bàn 5 thôn.

Tại kỳ họp các đại biểu đã nghe báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách năm 2019 và giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2020. Năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Tổng giá trị sản xuất đạt 141 tỷ, so với Nghị quyết đạt 101,3%, tốc độ tăng trưởng 12,7% (Trong đó: Nông-lâm-thủy sản: 60 tỷ;  Thương mại - Dịch vụ: 43 tỷ; TTCN - XDCB:  38 tỷ); giá trị sản xuất bình quân:  29.332.000/người/năm; hoàn thành 02 tiêu chí về xây dựng NTM đó là tiêu chí số 11 (hộ nghèo) và tiêu chí số 7 (chợ).

Chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học trên địa bàn xã được duy trì và đạt chất lượng cao; công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân được triển khai thực hiện hiệu quả; các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững...

Hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND xã tiếp tục được duy trì, công tác phối hợp chỉ đạo, chuẩn bị cho các kỳ họp được triển khai sớm. Công tác giám sát của Thường trực HĐND, các ban của HĐND được triển khai thực hiện tốt như: Việc thực hiện thi hành hiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; việc giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân và nhiều cuộc giám sát chuyên đề khác cũng được triển khai khá hiệu quả.

Các đại biểu đã góp ý vào báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2020. Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế xã hội và Ban pháp chế; Đồng thời nghe UBMTTQVN xã thông báo kết quả tham gia xây dựng chính quyền năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020.

Kỳ họp đã biểu quyết một số Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2020; dự toán thu - chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách xã năm 2020; kế hoạch đầu tư công năm 2020; thành lập đoàn giám sát năm 2020; kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND xã năm 2020; kinh phí hoạt động của HĐND xã năm 2020. Đồng thời thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND xã đối với lãnh đạo UBND xã và các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Cũng tại kỳ họp này, các đại biểu đã được thông qua báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của UBND xã; báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của HĐND xã. Trong đó nêu rõ: 6 tháng đầu năm 2018, tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã có bước phát triển đáng kể, tổng thu ngân sách ước đạt trên 2,7 tỷ đồng đạt 63,57% KH; tổng chi ngân sách ước thực hiện trên 1,3 tỷ đồng đạt 31,36% KH năm. Giá trị sản xuất nông, ngư nghiệp đạt 48,5% so với KH; giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN đạt 48,9% so với kế hoạch.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2019, xã Đại Thạnh tiếp tục tập trung nỗ lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực quản lý nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của chính quyền từ xã đến thôn...

- Nguyễn Văn Nam - Đài Truyền thanh xã Đại Thạnh-Được biết, tận dụng tiềm năng  thế mạnh của mình là nông nghiệp, Đại Thắng đã đẩy mạnh chủ trương cải tạo 90% vườn tạo, bố trí các loại cây trồng có giá trị; chỉ đạo các hội, đoàn thể tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Hằng năm, địa phương liên kết sản xuất 150 ha lúa  giống, sản lượng lương thực cây có hạt bình quân mỗi năm đạt 3.935 tấn, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho nông dân.    

           Đáng chú ý, Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thắng đã phát huy tốt vai trò “bà đỡ” cho kinh tế hộ và góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, liên doanh, liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đầu tư, quản lý khu giết mổ tập trung, cải tạo kênh mương, thủy lợi hóa đất màu. Kết quả doanh thu hằng năm 7 tỷ đồng, lãi bình quân 101 triệu đồng/năm.

      Những năm qua, Đại Thắng đã khuyến khích người dân mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng trọt để tặng hiệu quả kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững. Đáng chú ý là mô hình trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Tiện, thôn Phú An cho lợi nhuận hằng năm trên 300 triệu đồng. Với diện tích hơn 1,1 ha, trong năm  ông thả nuôi từ 6 đến 7 lứa vịt, mỗi lứa trên 1.000 con kết hợp với thả cá, nuôi bò, trồng rau; nhờ đó mà kinh tế gia đình ngày càng phát triển.

      Mô hình trồng rau sạch của ông Nguyễn Văn Trí, thôn Phú Long cũng hết sức ấn tượng. Mô hình được trồng thử nghiêm trên diện tích 250 m2, được trang bị hệ thống tưới phun kim và hệ thống nhà lưới khép kín với các loại rau lagim. Mô hình này được Sở Khoa hoc- Công nghệ Quảng Nam  đầu tư 100% nhằm giúp người dân nhận thức được tiềm năng và giá trị sử dụng của rau sạch. Bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả và hứa hẹn sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

       Mô hình trồng sen nuôi vịt, thả cá của đảng viên trẻ Phan Lành trú thôn Phú Xuân được người dân địa phương xem là một điển hình tiên tiến. Tận dụng tiềm năng đất đai của xã, anh  Lành đã thuê 3 ha đất để phát triển mô hình trồng sen, thả cá, nuôi vịt. Ban đầu khá nhiều vất vả, tuy nhiên từ việc chịu khó học hỏi kinh nghiêm, đi tham quan nhiều nơi, anh Lành đã đúc kết cho mình những kiến thức bổ ích để áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay, lứa sen của anh đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mỗi ngày, anh Lành  thu được 1 - 2 triệu đồng từ sen. Vào khoảng tháng 10 khi sen lụi dần, anh Lành bắt đầu thu hoạch cá. Ước tính mỗi năm anh thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng. Mô hình trồng sen, thả cá, nuôi vịt của anh được nhiều cán bộ, đảng viên, hội viên trên địa bàn học tập, nhân rộng.                                     

          Từ việc chủ động, tích cực, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, tạo ra những mô hình mới trong phát triển kinh tế, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của xã Đại Thắng dự kiến năm 2020 đạt hơn 34 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,4%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 của địa phương giảm còn 1,77% (tương đương 36 hộ), Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 2,49% (tương đương 52 hộ).

      

Có thể nói, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng với những chủ trương sát đúng của Đảng bộ, chính quyền xã Đại Thắng trong phát triển nông nghiệp, nhiều hộ dân nơi đây đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng Đây sẽ là tiền đề để địa phương phấn đấu đạt xã NTM nâng cao vào cuối năm 2020.

Bích Liễu – Nhật Duy 


Quang cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các thành phần tham dự đã đánh giá cao tiềm năng của huyện Đại Lộc, cụ thể: Huyện có hơn 120 ha đất sản xuất rau, trong đó nhiều địa phương đã tổ chức sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap như xã: Đại Cường, Đại Minh, Đại Phong, Đại Hòa, Đại Nghĩa và Hợp tác xã Đại Lộc Phát (xã Đại Tân) …, đặc biệt, vùng  chuyên canh rau Bàu Tròn của xã Đại An có 47 ha, sản xuất nhiều loại rau ăn lá, đu đủ, bí đỏ, khổ qua, đậu các loại… theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên, các Hợp tác xã và nông dân sản xuất chưa chú trọng đến nhãn mác, đóng gói, bao bì; hàng hóa được tiêu thụ chủ yếu ở các chợ nông thôn, chợ đầu mối ở Đà Nẵng, chưa có chỗ đứng trong các siêu thị lớn ở thành phố Đà Nẵng, thành phố Tam Kỳ… Qua Hội thảo, cán bộ phụ trách thị trường của Ban quản lý Dự án Trường Sơn Xanh, cho biết đã khảo sát thị trường tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam tiêu thụ 17 tấn rau / ngày, thành phố Đà Nẵng tiêu thụ 120 tấn rau / ngày. Đại diện Siêu thi Big C Đà Nẵng cho biết siêu thị Big C thu mua rau cả khu vực miền trung, nhiều nhất là rau từ Đà Lạt; qua Hội thảo này siêu thị Big C Đà Nẵng sẽ giành thị phần tiêu thụ rau, quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn huyện  Đại Lộc, mong các bên đối tác có kế hoạch hợp tác với Big C, nhất là chất lượng rau đảm bảo an toàn, sản phẩm có bao bì, địa chỉ nơi sản xuất và cung ứng thường xuyên hằng ngày (kể cả mùa mưa lụt).

Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc HTX NN-Dịch vụ xã Đại An, ông Hứa Đại Xuân-Giám đốc HTX Đại Lộc Phát (ở xã Đại Tân ) đã đánh giá cao nội dung hội thảo, xác định đây là cơ hội tốt để HTX, người nông dân đưa sản phẩm nông nghiệp đến với các siêu thị, một thị trường rộng lớn, tiềm năng lâu dài. Ngoài việc nâng cao chất lượng hàng hóa, hai HTX còn liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để cung ứng hàng hóa cho siêu thị, các chợ đầu mối không gián đoạn trong mùa mưu lũ.

             Phát biểu kết thúc Hội thảo, ông Hồ Ngọc Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc ghi nhận các ý kiến phát biểu của các đơn vị tham dự Hội thảo, các nội dung trao đổi tại Hội thảo có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức sản xuất và kết nối thị trường tiêu thụ rau theo tiêu chuẩn ViêtGAP trên địa bàn huyện Đại Lộc. Thời gian tới, UBND huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện dự án rau sạch trên địa bàn huyện. Đồng thời, đề nghị Ban Quản lý Dự án Trường Sơn Xanh tiếp tục hỗ trợ, các doanh nghiệp, siêu thị mở rộng hợp tác, là đối tác quan trọng cho việc sản xuất và tiêu thụ rau của huyện Đại Lộc.


Đại biểu dự Hội thảo tham quan mô hình trồng đu đủ

 


Triển lãm sản phẩm tại Hội thảo

 


 

                                                       Dương Văn Sương-PCT HND huyệnNgày 18/12, UBND huyện tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi năm 2019 và triển khai giải pháp trong thời gian đến. Đồng chí Hồ Ngọc Mẫn, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì Hội nghị.

Năm 2019, công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc sử dụng nguồn vắc xin được tỉnh hỗ trợ để triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đúng quy định và hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, bệnh dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 15/12/2019, toàn huyện có 107 thôn với 2.872 hộ có dịch. Tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy trên 10.100 con với tổng trọng lượng trên 635 tấn. Đối với dịch lở mồm long móng, đã xảy ra tại 11/18 xã, thị trấn. Trước tình hình trên, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai kịp thời công tác phòng chống dịch, tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và tiêm phòng bao vây ổ dịch.

     Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch như: Ý thức của người dân còn hạn chế trong công tác phòng chống dịch, công tác khai báo khi vật nuôi bị bệnh còn chậm, ảnh hưởng đến công tác điều trị, ngăn chặn và dập dịch,…

     Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Hồ Ngọc Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội thảo, các lớp tập huấn để nhân dân nhận biết được các dấu hiệu của dịch bệnh và có các biện pháp cách phòng tránh. Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến của các dịch bệnh, tập trung kiểm soát các điểm giết mổ gia súc gia cầm, chuẩn bị vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch, bệnh, hướng dẫn các địa phương lập hồ sơ, tiến hành tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh. UBND các xã, thị trấn tiến hành kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, bệnh vật nuôi và cây trồng, có kế hoạch cụ thể trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.       

                                                                                                 Nhật Duy  Ngày 02/12/2019, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 3903/QĐ-UBND về việc thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy dược phẩm ứng dụng công nghệ cao tại cụm công nghiệp Đại An (Thị trấn Ái Nghĩa).

          Theo Quyết định này, Nhà máy dược phẩm ứng dụng công nghệ cao được sử dụng diện tích đất 73.123m2 trong 50 năm. Tổng số vốn đầu tư của dự án gần 146 tỷ  đồng với mục tiêu hoạt động chính là sản xuất dịch truyền và dược phẩm công nghệ cao. Tiến độ hoạt động của nhà máy được chia thành 2 giai đoạn: chính thức sản xuất dịch truyền từ tháng 6/2022 và sản xuất dược phẩm công nghệ cao từ tháng 6/2024.

                                                                Nguyễn Thị Tuyết


 

CB CNV Điện lực tuyên truyền vận động thanh toán

Tiền điện không dùng tiền mặt cho tiểu thương Chợ Ái Nghĩa

 

          Hiện nay, PC Quảng Nam – Điện lực Đại Lộc đã triển khai ký thỏa thuận hợp tác với 12 ngân hàng và tổ chức trung gian triển khai đa dạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, trích nợ tự động, thanh toán qua POS, ATM, internet banking, Viettel Pay, Bank Plus Viettel, ví điện tử Momo, ECPay, VNPay… Tính đến tháng 9/2019, Điện lực Đại Lộc có 19.410 khách hàng thanh toán qua ngân hàng/tổ chức thu hộ, chiếm 45,1%; tỷ lệ khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt là 5.541 hóa đơn, chiếm 12,87%.

Để đạt kế hoạch chỉ tiêu PC Quảng Nam giao, Điện lực Đại Lộc đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Phát động phong trào thi đua phát triển khách hàng thanh toán tiền điện qua các kênh điện tử; giao chỉ tiêu cho CB-CNV tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt và cử nhân viên đến tận nhà khách hàng hoặc gửi tin nhắn SMS, Email cho các khách hàng là CB-CNV các cơ quan, doanh nghiệp, tiểu thương, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn đơn vị quản lý để hỗ trợ đăng ký thanh toán trực tuyến qua ngân hàng. Ngoài ra, Điện lực Đại Lộc còn thành lập và phân công nhóm tư vấn dịch vụ để đến trực tiếp các cơ quan, trường học trả lương từ nguồn ngân sách qua thẻ ATM để vận động đăng ký thanh toán trực tuyến tiền điện qua ngân hàng. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh hình thức thanh toán này, Điện lực Đại Lộc tiếp tục phối hợp với các ngân hàng/tổ chức trung gian tiếp tục mở rộng trên địa bàn các xã các hình thức thu hộ như: Ủy quyền thanh toán tự động, Mobile banking, Internet banking, ATM, BankPlus, Viettel Pay, VNPAY, MoMo, ECPay... với sự đa dạng các hình thức thu này nhằm hỗ trợ khách hàng thanh toán tiền điện được thuận lợi hơn./.                                                                                                                                                                                            Minh Trí

Đ/c Nguyễn Hữu Vũ, UVBTV HU, PCT TT UBND huyện  khen thưởng Công an huyện Đại Lộc.

     Theo đó, vào rạng sáng ngày 06/9/2020, Ban chuyên án Công an huyện đã phối hợp với Công an xã Đại Quang bắt quả tang 11 đối tượng tổ chức đánh bạc dưới hình thức nhận lô đề và cá độ bóng đá thông qua mạng internet; Thu giữ 02 xe ô tô, 13 chiếc ĐTDĐ bên trong có dữ liệu di động liên quan đến hành vi đánh bạc ghi lô đề, 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 1,8 triệu đồng tiền mặt. Qua điều tra, Công an huyện đã xác định tổng số tiền giao dịch của các đối tượng qua hành vi cá độ bóng đá là 2 tỷ 340 triệu đồng và số tiền giao dịch đối với hành vi giao nhận số đề khoảng hơn 500 triệu đồng.

     Đồng chí Nguyễn Hữu Vũ đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng Công an huyện trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

                                                                                                          X.TrinhĐây là loại hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật mới của Phòng Tư pháp, nhằm đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật phù hợp với tình hình của dịch bệnh Covid-19, khi không thể tiến hành tuyên truyền miệng thông qua các lớp tập huấn, hội nghị… Qua công tác tuyên truyền pháp luật này giúp cho nhân dân hiểu biết về Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và chế tài xử lý 13 hành vi vi phạm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để phòng tránh, góp phần đẩy lùi nhanh dịch bệnh Covid-19.
 


 


 


 

 

                                                                

                                                                       Phòng Tư pháp huyệnThời gian qua, huyện Đại Lộc đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19. Đợt này, có 7 tập thể được tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện vì có thành tích tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gồm: Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và Văn phòng HĐND - UBND huyện.

Đồng chí Trần Văn Mai, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện ghi nhận và biểu dương những thành tích trong phòng, chống dịch bệnh Covid -19 của các tập thể trong thời gian qua. Đồng thời, mong muốn các cơ quan, đơn vị tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy kết quả đạt được để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

 


Đ/c Nguyễn Công Thanh, Bí thư Huyện ủy tặng giấy khen cho
Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện ĐKKVMNPBQN

 


Đ/c Trần Văn Mai, PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen cho Hội LHPN huyện,
Văn phòng HĐND-UBND huyện, Huyện đoàn


 


Đ/c Nguyễn Công Thanh, BT Huyện ủy tặng giấy khen cho Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện

                                                                                       Nhật Duy

Tin liên quan